Điều hòa treo tường và điều hòa âm trần đang ngày càng phổ biến trong không gian nhà riêng, chung cư, tòa nhà,… Cả hai đều có chức năng điều hòa nhiệt độ giúp người sử dụng cảm thấy thoải mái, dễ chịu và bảo vệ sức khỏe hơn.
Cùng Điều hòa âm trần Hà Nội tìm hiểu chi tiết về điều hòa âm trần để bạn có thể đưa ra quyết định phù hợp nhé!
Điều hòa âm trần là dòng điều hòa được thiết kế với cấu trúc chìm trong phòng. Có thể được gắn lên trần nhà, cửa ra vào…Đặc biệt hệ thống thoát nước thải được bơm tự động bơm ra. Vì thế mà khi lắp không cần xử lý độ dốc cho máy như trên các dòng điều hòa treo tường.
Công suất đa dạng, từ nhỏ đến lớn, trong khoảng 12.000 BTU đến 48.000 BTU, phù hợp với nhiều loại không gian, từ nhà ở cho đến các khu vực rộng lớn như phân xưởng công nghiệp.
Có khả năng làm lạnh nhanh chóng và tiện lợi trong việc vệ sinh. Đặc biệt, với lưu lượng gió lớn, đây là lựa chọn lý tưởng cho các khu vực có mật độ người sử dụng cao như văn phòng, rạp chiếu phim, hội trường, phòng họp và nhà hàng.
Việc lắp đặt và vận hành điều hòa âm trần đơn giản và thuận tiện.
Công suất của điều hòa âm trần
Công suất của điều hòa âm trần có thể dao động từ khoảng 12.000 BTUs đến 48.000 BTUs hoặc tương đương khoảng 3.5 kW đến 14 kW. Các phòng có diện tích từ dưới 20m² đến 40m² thường sử dụng điều hòa âm trần có công suất từ 5.000 BTUs đến 18.000 BTUs để đảm bảo hiệu quả làm mát.
Đối với các không gian lớn như văn phòng lớn, nhà hát, quán ăn, công suất của điều hòa âm trần có thể nằm trong khoảng từ 24.000 BTUs đến 48.000 BTUs hoặc thậm chí cao hơn, điều này có thể dẫn đến tiêu thụ nhiều điện năng. Để giảm thiểu chi phí vận hành, việc chọn lựa máy có hiệu suất năng lượng cao và được trang bị các tính năng tiết kiệm năng lượng là rất quan trọng.
Điều hòa treo tường là gì? Phân loại điều hòa treo tường
Điều hòa treo tường là thiết bị làm lạnh được lắp đặt áp sát trên tường của một không gian như: phòng ngủ, phòng khách, văn phòng, cửa hàng,… Máy có khả năng làm thay đổi nhiệt độ và độ ẩm bên trong không gian phòng, từ đó người dùng có được không gian thoải mái để nghỉ ngơi, sinh hoạt.
Hiện nay, điều hòa treo tường có 2 loại được sử dụng phổ biến:
– Điều hòa treo tường dạng cửa sổ (chỉ có 1 cục lạnh): Loại máy này được gắn cạnh cửa sổ hoặc phải đục lỗ, khoan vào tường để lắp đặt. Cả dàn lạnh và dàn nóng của máy sẽ gộp chung thành một khối.
– Điều hòa treo tường dạng phân tách (bao gồm cục nóng và cục lạnh): Máy có cấu tạo 2 khối riêng biệt – dàn nóng và dàn lạnh được nối với nhau qua hệ thống ống dẫn gas. Dàn lạnh có thể lắp đặt nhiều vị trí trong phòng và dàn nóng thường đặt ngoài trời.
Công suất của điều hòa treo tường
Chỉ số BTU là chỉ số thể hiện khả năng làm lạnh của điều hòa, giúp người dùng có thể chọn được công suất điều hòa phù hợp với diện tích căn phòng, nhằm mang lại hiệu quả làm lạnh tối ưu và tránh gây ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm trong suốt thời gian sử dụng.
Chỉ số BTU của điều hòa càng lớn thì càng phù hợp cho diện tích căn phòng lớn. Vì thế, trước khi chọn mua điều hòa, bạn hãy chú ý đến diện tích căn phòng để lựa chọn chỉ số BTU của điều hòa phù hợp.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến hướng mặt trời ảnh hưởng đối với căn phòng. Vì mặt trời chiếu sáng quá mức sẽ khiến cho căn phòng dễ bị nóng. Do đó, bạn nên chọn điều hòa có chỉ số BTU tăng thêm 10% – 20% so với chỉ số BTU được khuyến nghị cho diện tích căn phòng cụ thể.
So sánh điều hòa treo tường và điều hòa âm trần
Tiêu chí
Điều hòa treo tường
Điều hòa âm trần
Không gian
Phù hợp với mọi không gian, tối ưu hơn với không gian rộng, mở
Phù hợp với mọi không gian, tối ưu hơn với không gian vừa phải
Thiết kế
Đơn giản, không yêu cầu tính thẩm mỹ
Có tính thẩm mỹ, tối ưu và tiết kiệm không gian
Khả năng làm lạnh
Làm lạnh mức độ vừa phải
Khả năng làm lạnh vượt trội
Lượng tiêu thụ điện
Khoảng 0.9-1.49kW/tháng
Khoảng 273.6 – 453.6kW/tháng
Thi công và lắp đặt
Tính toán đơn giản, thuận tiện
Phức tạp hơn, phải có sự tính toán cẩn thận
Nguyên lý hoạt động của máy điều hòa âm trần
Nguyên lý hoạt động của máy lạnh âm trần cassette cũng tương tự các dòng điều hòa khác trên thị trường. Trong quá trình máy hoạt động dàn lạnh chạy suốt không nghỉ, dàn nóng lúc chạy lúc nghỉ phụ thuộc vào nhiệt độ trong phòng đã đạt chưa.
Quạt dàn lạnh hút và thổi liên tục tạo ra sự luân chuyển và phân tán không khí lạnh đều trong phòng. Trong dàn lạnh có một cảm biến nhiệt độ của không khí nối với board xử lý tín hiệu (gọi tắt là board). Cảm biến này có nhiệm vụ cảm nhận nhiệt độ không khí hồi về dàn lạnh (đây là nhiệt độ trung bình của không khí trong phòng).
Khi nhiệt độ trong phòng cao hơn nhiệt độ cài đặt (là nhiệt độ cài đặt trên remote) khoảng 1-2°C thì board sẽ điều khiển dàn nóng chạy. Khi dàn nóng chạy sẽ cung cấp gas lỏng tới dàn lạnh, gas lỏng bốc hơi trong dàn lạnh và thu nhiệt không khí đi qua dàn lạnh, không khí mất nhiệt nên nhiệt độ giảm xuống. Khi nhiệt độ không khí trong phòng giảm xuống bằng nhiệt độ cài đặt thì board sẽ điều khiển ngưng dàn nóng. Quá trình làm lạnh tạm ngưng.
Do có nhiệt độ trong phòng thấp hơn bên ngoài, nên có sự truyền nhiệt từ ngoài vào trong cùng với các vật tỏa nhiệt bên trong làm nhiệt độ không khí trong phòng từ từ tăng lên cho đến khi cao hơn nhiệt độ cài đặt khoảng 1-2°C (khoảng chênh lệch nhiệt độ này tùy thuộc vào thiết kế của mỗi nhà sản xuất) thì board sẽ điều khiển dàn nóng chạy lại. Quá trình làm lạnh tiếp tục.
Khi dàn nóng chạy, dàn lạnh mới có chức năng làm lạnh và tiêu tốn điện nhiều nhất. Khi dàn nóng ngưng, dàn lạnh chỉ là cái quạt luân chuyển không khí trong phòng.
Liên hệ mua hàng:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NOVA HOME VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 103, ngõ 164, phố Hồng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Bình luận